ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu tạo thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Pisobrand xin đề xuất một số lưu ý quan trọng trong việc đặt tên nhãn hiệu như sau:
1, Những nội dung bị cấm trong nhãn hiệu
Một số điều cấm thường gặp: Trùng/nhầm lẫn tên nước/quốc kỳ/quốc huy/cơ quan tổ chức,
tên danh nhân văn hóa của Việt Nam và thế giới, trái đạo đức trật tự xã hội.
2, Chữ viết, chữ số dưới đây được có trong tên, nhưng không bảo hộ độc quyền.
a) Chỉ bao gồm 1-2 chữ cái, kể cả kèm số, Ví dụ: HP, LG, TH.
b) Từ có nghĩa, sử dụng nhiều trong lĩnh vực đăng ký bảo hộ. Ví dụ: Nylon (vải sợi), Hotel, Edu.
c) Mô tả chính sản phẩm, dịch vụ, hình thức pháp lý. Ví dụ: tốt, bền, chất lượng cao; Group.
d) Dấu hiệu chữ gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng.


3, Lời khuyên đặt tên
a) Tên nhãn hiệu nên ngắn gọn, dễ đọc, dễ viết, hoặc dài nhưng có vần điệu. Ví dụ: Mio shop; Tin
Tom; Tocotoco; Lotteria, …
b) Nên tránh các nhãn hiệu cùng một cách đọc nhưng nhiều cách viết. Ví dụ: Norisk, Mymy’s,..
c) Có thể đặt tên nhãn hiệu theo khách hàng mục tiêu: Phân theo phân khúc khách hàng (omo, vim –
cho khách hàng phổ thông; Royal, My Kingdom – cho khách hàng đẳng cấp);
đối tượng khách
hàng (nữ mềm mại nhẹ nhàng –
Miumiu, Mia; nam giới mạnh mẽ -Adam Store, Xmen; trẻ em tươi
vui – Con Cưng, Kid Plaza),
hoặc theo thông điệp muốn gửi tới khách hàng (ILABY là I love baby,).
d) Đặt tên gây ấn tượng, dễ chuyển đổi sang ngôn ngữ khác. Ví dụ: Vì Tâm đặt tên là VITAM; công
ty về sản xuất La Bàn đặt tên nhãn LABACO;
e) Đặt tên thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp hoặc tính cách của sản phẩm. Ví dụ: Sunsilk, Nhà
xinh, Clear, Head&shoulde, Bánh kẹo Tràng An
.

4, So sánh một dấu hiệu cần thẩm định với một đối chứng khác.
Khi thẩm định một dấu hiệu, phải tiến hành xem xét dựa trên 3 yếu tố chính: về kết cấu từ, về
phát âm, về nghĩa, về trình bày.


a) Các dấu hiệu bị coi là tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký
– Giống nhau phát âm. VD: Thuận Phong Thuận Fong; Sunseat Sunsit,… kể cả trường
hợp tiếng địa phương ở 1 số vùng, ví dụ: Minh Nhật & Minh Nhựt, Hạnh Phúc & Hạnh Phước
,…
– Giống nhau về mặt ký tự (Kể cả khác dấu) coi là tương tự nhau. VD: Kim Hưng & Kìm Hùng;
– Tương tự về nghĩa, hoặc diễn đạt tương tự nhau, kể cả ngoại ngữ (Áp dụng: Anh, Pháp, Nga,
Trung). VD: Bạch Mã & Ngựa Trắng; Mini-Ship (con tàu nhỏ) và Mini Boat (con thuyền nhỏ)


b) Các dấu hiệu được coi là phân biệt với nhãn hiệu đã đăng ký
– Có tối đa 50% cấu tạo dấu hiệu giống nhau. Ví dụ: LÊ LAN LÝ LAN
– Có nghĩa rõ ràng, có thể phân biệt được với nhau:
Ví dụ:
THREE (ba, số 3) vàTREE (cây, trồng cây); SEE (thấy, nhìn thấy) và SEA (biển).


5, Lời khuyên thiết kế logo
Logo là yếu tố làm cho thương hiệu nổi bật hơn, có tác dụng bổ sung, minh hoạ và tạo những dấu
ấn riêng biệt thông qua thị giác gợi nhớ đến thương hiệu.
a) Logo đơn giản, dễ nhận biết, có khả năng phân biệt cao: Logo đơn giản là logo được thiết kế bởi
những hình vẽ không quá rườm rà, có không quá hai màu, phải thể hiện được cả trên hai mầu đen
trắng để có thể sử dụng cho fax, photocopy, in trên bao bì, quà tặng…
b) Logo thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp, dễ hiểu ngay khi nghe tên.
c) Ngoài ra, logo cần có tính thẩm mỹ cao phù hợp về văn hóa, phong tục, truyền thống.
Một số kiểu logo cơ bản:
– Logo kiểu chữ: Cách điệu ngay chính tên doanh nghiệp.
Ví dụ: Samsung; Coca Cola; Sanyo;…
– Logo kiểu minh họa: thông qua các yếu tố hình hoạ, giúp khách hàng nhanh chóng nhận diện.

dụ: các công ty về xây dựng thường minh họa hình ngôi nhà….
Trên đây là hướng dẫn về đặt tên nhãn hiệu được khách hàng đánh giá cao và có khả năng bảo hộ.
Chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.